Kinh nghiệm làm báo cáo thuế

Kinh nghiệm làm báo cáo thuế

adminketoanquocgia

 

Báo cáo thuế tháng là một trong những công việc rất quan trọng với tất cả các doanh nghiệp, nó liên quan đến luật pháp nhà nước chính vì thế nếu không cẩn thận thì doanh nghiệp có thể bị phạt và có thể dẫn đến lỗi phạt rất nặng từ nhà nước, từ đặc điểm này nhân viên kế toán thuế cần phải rất cẩn thận. Để tránh được những sai sót khi làm báo cáo thuế Trung Tâm Kế Toán Quốc Gia xin đưa ra các chia sẻ từ kinh nghiệm làm báo cáo thuế hàng tháng cho các bạn tìm hiểu:

 

10 điểm cần lưu ý khi làm báo cáo thuế tháng:

 

1.      Sắp xếp hóa đơn bán ra theo số thuế tự bán ra đồng thời theo trình tự ngày tháng viết hóa đơn. Hóa đơn mua vào cũng cần phải sắp xếp theo trình tự ngày tháng. Bạn nên lấy một mẫu giấy kẹp lại ghi rõ hóa đơn bán ra hàng tháng.

 

2.      Khi hoạch toán lên phần mềm kế toán  bạn phải phân biệt được đâu là hàng, đâu là nguyên vật liệu, tài sản cố định, công cụ bởi vì có những hàng hóa của công ty này nhưng sẽ là công cụ, tài sản của một công ty khác và công cụ, tài sản của công ty khác là của công ty mình.

 

3.      Khi hoạch toán hóa đơn đầu ra cần phân loại đâu là doanh th bán hàng hóa, đâu là doanh thu từ dịch vụ hay doanh thu bán hàng thành phẩm ở đâu để cho vào tài khoản tương ứng.

 

4.      Cần biết cách lưu trữ hóa đơn, giấy nộp tiền các loại thuế nên photo thêm, nếu cơ quan yêu cầu mang giấy nộp tiền đi đối chứng bạn nên mang theo tờ photo để tránh mất chứng từ không chứng minh được công ty mình đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

 

5.      Hàng tháng nên cẩn thận trong việc kê khai. Nên kiểm tra lại các chỉ tiêu trên hệ thống kế toán vì có khi bạn đã lỡ xóa đi chỉ tiêu này từ đó sẽ làm mất số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

 

Mẫu báo cáo thuế GTGT

 

6.      Hàng tháng bạn nên hoạch toán vào phần mềm kế toán rồi mới bỏ dữ liệu ra hệ thống kế toán và so sánh số thuế đã được triết khấu hay cần phải nộp của các tháng có trùng với nhau giữa hệ thống kế toán và phần mềm kế toán hay không?

 

7.      Lưu ý phần tiền lương trên chỉ tiêu 334 phải trùng với quyết toán thuế thu nhập cả năm, có nghĩa là tổng lương cần phải chi trả cho cán bộ  và công nhân viên so với tổng hợp lương của mỗi cá nhân lên quyết toán thuế thu nhập cả cả năm cuối năm là số liệu khớp nhau.

 

8.      Khi lập bảng cân đối số phát sinh vần biết cách cân đối chi phí hợp lý như chi phí tiền lương so với doanh thu của doanh nghiệp, các khoản chi phí tiếp khách trên tổng chi phí,..

 

9.      Cân đối về các vấn đề ví dụ như hàng tồn kho ở trên chi tiết phải giống tổng hợp nếu lệch là bạn đã làm sai. Một số vấn đề nữa về hàng tồn kho các bạn thường làm sai đó là xuất hàng ra bán trước ngày nhập hàng mà không xử lý khi hoạch toán dẫn tới làm sai báo cáo của các loại hàng tồn kho ở cuối kỳ. Giá trị còn mà số lượng đã hết. Làm sai báo cáo tài chính.

 

10.    Kinh nghiệm quyết toán thuế: trước khi lập BC tài chính bạn cần phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước để từ đó có thể so sánh chênh lệch số thuế TNDN cuối năm so với các quý.

 

Trên đây là những kinh nghiệm làm báo cáo thuế mà trung tâm rút ra và chia sẻ với các bạn, để được thực hành trực tiếp và nắm rõ các quy trình và cách thức lập báo cáo thuế hơn nữa các bạn nên học một khóa nghiệp vụ kế toán như kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng,..

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận