Công việc của một kế toán tài sản cố định
adminketoanquocgia
Bạn vừa mới được nhận làm ở một công ty có bộ máy kế toán rõ ràng và bạn được phân công làm ở bộ phận kế toán tài sản cố định. Bởi vì bạn mới vào nghề nên kinh nghiệm còn ít, chưa biết nhiệm vụ của một kế toán tài sản cố định là gì? Làm những công việc đó như thế nào. Để giúp bạn có thể tìm hiểu từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ làm kế toán tài sản cố định của mình Trung Tâm Kế Toán Quốc Gia xin đưa ra các nhiệm vụ của một kế toán tài sản cố định:
Trước hết bạn cần tìm hiểu và phân biệt tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính:
Hình mẫu về tài sản cố định
– Tài sản cố định hữu hình: Để ghi nhận là tài sản cố định hữu hình, thì tài sản đó phải thỏa mãi 4 tiêu chí sau:
+ Có hình thái vật chất và thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm.
+ Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
– Tài sản vô hình: Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình giống như các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình, những tài sản cố định vô hình thì không có hình thái vật chất.
– Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và những ích lợi đi liền với quyền sở hữu những tài sản cho bên thuê. Tổng số tiền thuê của loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính cần phải tương ứng với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng.
+ Đối với doanh nghiệp đi thuê: phải trích khấu hoa tài sản cố định đi thuê tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Và thực hiện đúng như trong hợp đồng. Chi phí thuê tài sản cố định được hoạch toán vào chi phí của hoạt động kinh doanh trong một kỳ.
+ Đối với những doanh nghiệp cho thuê: không trích khấu hao tài sản mà thực hiện theo hợp đồng cho thuê.
Dưới đây là các nhiệm vụ của một kế toán tài sản cố định:
– Tổ chức kế toán ghi, đưa ra cái nhìn tổng hợp số liệu đầy đủ và chính xác, kịp thời về cả số lượng, cả hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm và di rời TSCĐ, kiểm tra thường xuyên việc bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định.
– Kế toán tính toán và phân bổ đúng mức hao tài sản cố định vào chi phí cho sản xuất kinh doanh theo độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ quy định.
– Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để tránh thất thoát bằng cách tạo ra thẻ tài sản cố định. Mỗi một tài sản cố định phải được dán mã.
– Trích khấu hao đầy đủ chi phí cho những bộ phận liên quan của tài sản đã tham gia vào sản xuất kinh doanh.
– Khi bàn giao tài sản cố định cho những bộ phận nào sử dụng thì phải có biên bản đã bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản.
Chúc các bạn sớm trở thành một kế toán tài sản cố định chuyên nghiệp!