Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính

Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính

adminketoanquocgia

 

 Tiểu luận quản lý nhà nước là một trong những bài tập tình huống bắt buộc trong khuôn khổ của chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính.

Tình huống là gì: Là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, buộc cơ quan hành chính nhà nước phải có biện pháp giải quyết thích hợp

Đặc trưng của tình huống hành chính là một bài viết tường trình chi tiết một sự việc, một vấn đề hay một loạt sự việc và vấn đề có liên quan với nhau trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước

Theo quy định tiểu luận được chia thành 04 phần có cấu trúc như sau:

Phần I: Đặt vấn đề

1. Giới thiệu về khoá bồi dưỡng kiến thức QLHCNN;

2. Trình bày lý do mà cá nhân quyết định tham dự khoá bồi dưỡng;

3. Giới thiệu về cấu trúc nội dung, chương trình khoá bồi dưỡng;

4. Giới thiệu vắn tắt về cấu trúc, nội dung của Tiểu luận tình huống của mình.

5. Đoạn văn cuối trình bày mong muốn , cám ơn lịch sự

Phần II: nội dung tình huống

1. Mục tiêu phân tích tình huống

2. Cơ sở lý luận

3. Phân tích diễn biến tình huống

4. Nguyên nhân dẫn đến tình huống

5. Hậu quả của tình huống

Phần III: Phân tích và giải quyết tình huống

1. Mục tiêu xử lý tình huống

2. Đề xuất các phương án, lựa chọn phương án tối ưu

3. Các giải pháp thực hiện phương án đã lựa chọn

Phần III: Kết luận và kiến nghị

1. Về tầm quan trọng của công tác quản lý hành chính Nhà nước;

2. Về vai trò tham mưu giúp việc của Chuyên viên;

3. Về tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức QLHCNN;

4. Viết về tác dụng của khoá bồi dưỡng đối với bản thân;

5. Một vài đề xuất về chương trình học, về lớp học đối với đơn vị tổ chức lớp (Hai đơn vị)

Phụ lục, Tài liệu tham khảo

 

Hướng dẫn xây dựng tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính:

Những vấn đề thường gặp và phát sinh tình huống QLHCNN:

Những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước

Những sự biến đổi không bình thường của tự nhiên như bão lụt, hạn hán, dịch bệnh,…

Những sự biến đổi không bình thường của xã hội như khủng hoảng kinh tế, phá sản doanh nghiệp, tệ nạn xã hội…

Những lệch lạc trong nhận thức, tư tưởng, hành động của cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý;

Những hành vi bất hợp tác của đối tượng quản lý; hành vi cố tình làm trái để cản trở quá trình thực hiện công việc.

1. Mục đích:

* Giúp cho học viên

– Có phương pháp luận, phương pháp tư duy khoa học trong quá trình tiếp cận, phân tích và xử lý tình huống trong quản lý;

– Nắm vững, hệ thống các kiến thức lý luận đã được trang bị trong khoá học;

– Vận dụng tốt kiến thức đã học để phân tích, xử lý tình huống hành chính.

2. Yêu cầu:

Thể hiện sự hiểu biết của học viên về những kiến thức đã được trang bị trong cả khoá học;

– Khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào việc phân tích, xử lý một tình huống cụ thể xảy ra trong quản lý;

– Đề xuất với Đảng và Nhà nước các kiến nghị, giải pháp giải quyết vấn đề trong lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.

II/. Nội dung tình huống

1.  Một tình huống tốt phải trả lời được các câu hỏi sau:

n  – Sự việc hoặc vấn đề đó có ý nghĩa gì trong quản lý nhà nước?

n  – Có những đòi hỏi gì đặt ra?

n  – Có thể hoặc phải làm gì trước những vấn đề này?

n  – Có những ai tham gia vào câu chuyện tình huống này?

n  – Thực hiện ra sao?

2. Các loại tình huống

– Xét về mặt thời gian:

+ Tình huống đóng: đã xảy ra và đã kết thúc;

+ Tình huống mở: đang xảy ra chưa kết thúc.

– Xét về mặt phạm vi:

+ Tình huống có thể xảy ra tại cơ quan, đơn vị người viết;

+ Tình huống có thể xảy ra ngoài cơ quan, đơn vị người viết.

– Xét về mặt tính chất:

+ Tình huống đơn giản;

+ Tình huống phức tạp, kéo dài, liên quan đến nhiều cơ quan, lĩnh vực, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, nhiều người.

4. Các điều kiện để đảm bảo câu chuyện có tính tình huống:

– Tính xác thực của sự việc;

– Tính khách quan của cách trình bày sự việc;

– Tính rõ ràng của văn phong hành chính;

– Tính logic trong việc mô tả sự việc;

– Tính chính xác và nhạy cảm của nhân vật.

5. Các nguyên tắc khi biên soạn nội dung tình huống

– Chọn sự việc, vấn đề hoặc một câu chuyện có  nhiều tình tiết hấp dẫn, có tính mâu thuẫn;

– Trong khi chọn tình huống chú ý:

+ Dựa vào thực tế của Việt Nam, của địa phương;

+ Không Hư cấu thêm các chi tiết phụ;

+ Không được làm sai lệch quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;

+ Cần tập trung vào một chủ đề;

+ Không bình luận.

 

MẪU TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG CHUYÊN VIÊN CHÍNH THAM KHẢO

 

Tiểu luận tình huống 1: “Giải quyết tình huống không soạn bài khi lên lớp của giáo viên tại trường Mầm non C,  huyện D, tỉnh Thái Nguyên”   

 

Tiểu luận tình huống 2: Giải quyết việc tố cáo của một số công dân xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên  

 

Tiểu luận tình huống 3: Thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và những vấn đề rắc rối khi đi khám, chữa bệnh   

 

By Hoài Vân 0979 86 86 59

 

Bài viết liên quan:

Điều kiện thi nâng ngạch chuyên viên chính 2016

Quyết định công nhận tốt nghiệp lớp Bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên chính K5 tại Hà Nội

Danh sách hv đủ điều kiện tham dự thi cuối khóa lớp QLNN ngạch chuyên viên chính K5/2016 tại Hà Nội

Lịch học lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính K5/2016 tại Hà Nội

 

Lịch học lớp QLNN ngạch chuyên viên K3/2016 tại HCM

Lịch học lớp QLNN ngạch chuyên viên K6/2016 tại Hà Nội

Thủ tục đăng ký nhập học lớp quản lý nhà nước

Mẫu chứng chỉ Quản lý nhà nước theo quy định của Bộ Nội Vụ

 

Hình ảnh đi thực thế lớp QLNN ngạch Chuyên viên chính

Lễ khai giảng, bế giảng lớp QLNN ngạch chuyên viên, chuyên viên chính

 

Lịch khai giảng lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận